Tìm hiểu về lụa tơ tằm

Tìm hiểu về lụa tơ tằm

Đặc điểm của vải tơ tằm 


Tơ tằm là một trong những xơ thiên nhiên có giá trị đã được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp dệt từ lâu đời,  là mặt hàng quý hiếm so với các mặt hàng khác. Tơ tằm là sự đúc kết bền bỉ của quá trình tự hoạt động nhả kén của những con tằm ăn dâu. Fibroin là vật chất cơ bản trong tơ, chiếm khoảng 75% thành phần tơ. Tơ tằm là loại tơ tự nhiên mảnh nhất, tiết diện ngang gần như hình tam giác,  có độ bóng cao (tơ nuôi có độ bóng cao hơn tơ dại). Tơ thường có màu trắng hoặc màu kem, tơ dại có màu nâu, vàng cam hoặc xanh. Là tơ có độ bền cao nhất, chỉ giảm 20% độ bền khi ở trạng thái ướt, có độ bền mài mòn vừa phải, tơ nhẹ và hay bị nhăn.

Tơ tằm có độ bền cơ học khá cao, cao hơn xơ bông,  có khả năng hấp thụ và thải hồi hơi nước tốt. Tương đối bền với axit vô cơ yếu và axit hữu cơ có nồng độ trung bình, nó kém bền với kiềm, không bền với các chất oxy hóa. Tơ tằm bền với chất khử, bền với nhiệt độ 130-140 C trong thời gian ngắn, ở nhiệt độ 170 C thì tơ bị phá hủy. Đối với vi sinh vật thì tơ tằm tương đối bền, nếu nó chưa bị tác động mạnh của tác nhân hóa học hoặc cơ học. Dưới tác dụng của ánh sáng Mặt trời đặc biệt của tia tử ngoại sẽ làm cho fibroin giảm độ bền, độ dãn, giảm tính đàn hồi, tăng độ cứng, độ giòn. 

Ưu điểm và nhược điểm của tơ tằm

+ Ưu điểm: Vải lụa tơ tằm là sự mềm mại ,rủ nhẹ. Bên cạnh đó, lụa tơ tằm có sự đàn hồi tốt, thoáng mát, ánh sắc ngọc trai tôn lên sự sang trọng, thanh cao của người mặc.

+ Nhược điểm: Tơ tằm dễ bị nhàu và khó là phẳng .

Sử dụng và bảo quản  

+ Khi phơi: nên phơi ở nơi râm mát ,tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào vải để vải không bị ngả màu. Để nơi khô ráo tránh ẩm ướt và vi sinh vật. 

+ Khi là: nên dùng khăn ẩm để lên mặt vải để sắp xếp lại cấu trúc của tơ nhờ các phân tử nước, vì thế vải sẽ phẳng. 

+ Khi giặt: nên dùng xà phòng trung tính để giặt và giặt bằng tay, không trà sát hoặc vò mạnh, không sử dụng thuốc tẩy sẽ làm hỏng bộ áo dài. Còn đối với những bộ áo dài màu đậm thì nên giặt riêng vì nó dễ bị phai màu. 

+ Dùng dầu gội đầu hoặc sữa tắm để giặt, không dùng bột giặt giặt.

Phân biệt lụa tơ tằm và lụa pha.

Lụa tơ tằm 100% rất nhẹ mỏng, mềm mượt. Khi chạm vào có cảm giác mát rượi nhưng không hề lạnh. Sợi tơ cũng rất bóng và bắt sáng và nó không hề bị dính vào da kể cả khi trời lạnh. Lụa tơ tằm sẽ có mùi khét như tóc, lửa tắt ngay, cháy thành muội than, khi dùng tay xoa thì không cảm giác nóng.

Trong khi đó, sản phẩm lụa pha là dễ nhăn và nhàu. 

Ví dụ lụa tơ tằm 95% pha 5% polyeste, sản phẩm lửa cháy khói màu đen, mùi khét đặc trưng nylon, vón cục dễ gây bỏng. Còn đốt mẫu lụa tơ tằm 50% pha 50% cotton thì sản phẩm cháy khét đặc trưng giống mùi giấy cháy, không tạo muội than. 

Lụa tơ tằm được dệt truyền thống bằng khung cửi nên thường nó thường chỉ có một màu hoặc có hoa văn rất đơn giản. Các hoa văn chỉ thường theo khuôn sẵn đơn sơ như tùng, cúc, trúc, mai, rồng, phượng, tròn, vuông…

Vì được dệt thủ công nên lụa cũng thường có một vài lỗi nhỏ, dệt không thật sự đều tăm tắp. Lụa tơ tằm truyền thống thường chỉ trắng ngà chứ ít khi có màu trắng tinh, do dệt từ tơ tằm...

DEC Design Education sưu tầm & biên tập.

#DEC : " Học để trở thành chuyên nghiệp "